Được sự tài trợ của Quỹ Botnar và Quỹ FIA, Dự án Tuổi trẻ và những cung đường biết nói do Quỹ AIP phối hợp với Ban ATGT, Sở GD&ĐT thành phố được triển khại từ 3/2021 đến 3/2024 tại TP. Hồ Chí Minh.
Mục tiêu của dự án là xác định các cung đường rủi ro, hay còn gọi là “điểm đen tai nạn giao thông” xung quanh các khu vực trường học, góp phần hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc ra quyết định đầu tư nâng cấp cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông và thực hiện biện pháp giảm tốc độ hiệu quả. Trong 3 năm vừa qua, bằng việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số, dự án đã phát triển và thí điểm một số công cụ và đạt được những kết quả như sau:
- Phương pháp sàng lọc Dữ liệu lớn: với kỹ thuật này, các trường học tại địa bàn dự án đã được phân loại theo mức độ rủi ro về an toàn giao thông của các em học sinh, từ đó chọn ra 57 trường có nguy cơ cao mất an toàn cao nhất cho học sinh và được ưu tiên đánh giá chi tiết hơn về cơ sở hạ tầng bằng phương pháp đánh giá xếp hạng sao trường học của iRAP.
- Ứng dụng Kết nối thanh thiếu niên (YEA): được thí điểm ở 18 trường học tại 3 tỉnh thành, trong đó có 8 trường tại TPHCM. Thông qua Ứng dụng YEA, các em học sinh, sinh viên ở TPHCM đã chia sẻ ý kiến của các em về những nơi “an toàn, không an toàn, rất không an toàn” qua hơn 10.000 vị trí ghim được ghi nhận trong Ứng dụng.
- Đánh giá xếp hạng sao trường học ở 57 trường: Kết quả cho thấy 53 trường được xếp hạng 1 sao, 3 trường 2 sao và 1 trường 3 sao.
-> Các kết quả của dự án đã được tổng hợp trong cổng thông tin điện tử của Dự án Tuổi trẻ và những cung đường biết nói:
Comments